Để hạn chế lao động bỏ trốn ở Nhật Bản, doanh nghiệp phải coi trọng nâng cao chất lượng lao động bằng cách trực tiếp tuyển chọn lao động.
“Cởi trói” cho NLĐ
Theo luật nói trên, kể từ ngày 1-7 này, các tổ chức phái cử lao động nước ngoài vào Nhật Bản theo chương trình thực tập kỹ năng (chương trình tu nghiệp sinh) bị nghiêm cấm thu tiền ký quỹ (đặt cọc chống trốn) hoặc buộc người lao động (NLĐ) phải nộp tiền thế chấp tài sản. Ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Suleco, cho biết những thay đổi này đã làm nhiều NLĐ quan tâm hơn đến việc XKLĐ sang Nhật. Việc này được Suleco tiến hành từ cuối tháng 3. Nhờ nắm bắt được thông tin, NLĐ trực tiếp đến đăng ký tăng mạnh.
Theo luật mới, nhờ rút ngắn thời gian lưu trú tu nghiệp từ 1 năm xuống còn từ 1 đến 2 tháng nên trong năm đầu tiên, lao động nước ngoài được công nhận tư cách lao động, được làm thêm ngoài giờ, hưởng lương căn bản 80.000 yen/tháng, thay vì chỉ được hưởng trợ cấp 60.000 yen (khoảng 650 USD)/tháng như trước đây. Ngoài ra, các chế độ, quyền lợi, bảo hiểm của họ cũng được thực hiện đầy đủ như lao động bản địa.
Tính đến ngày 6-7, Suleco đã tiếp nhận đăng ký của gần 500 người và hầu hết số này đang được tập trung đào tạo và xin visa. Trong tuần lễ qua, mỗi ngày có hàng chục người đến Suleco tìm hiểu thông tin. Cùng thời gian này, Suleco cũng đã tổ chức 3 chuyến bay đưa 57 lao động sang Nhật. Trung tâm XKLĐ Tracimexco cũng triển khai từ tháng 4 và bình quân mỗi tháng có trên 100 lao động đến đăng ký. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tracimexco, nói con số này trước đây không dễ gì có và chủ yếu là do NLĐ trực tiếp đến đăng ký, chứ không phải tốn công về các tỉnh, thành tạo nguồn.
Tính đến ngày 6-7, Suleco đã tiếp nhận đăng ký của gần 500 người và hầu hết số này đang được tập trung đào tạo và xin visa. Trong tuần lễ qua, mỗi ngày có hàng chục người đến Suleco tìm hiểu thông tin. Cùng thời gian này, Suleco cũng đã tổ chức 3 chuyến bay đưa 57 lao động sang Nhật. Trung tâm XKLĐ Tracimexco cũng triển khai từ tháng 4 và bình quân mỗi tháng có trên 100 lao động đến đăng ký. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Tracimexco, nói con số này trước đây không dễ gì có và chủ yếu là do NLĐ trực tiếp đến đăng ký, chứ không phải tốn công về các tỉnh, thành tạo nguồn.
Theo ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hàng không Airseco, tới đây, mỗi tháng Airseco có thể đưa tối thiểu 50 lao động sang Nhật Bản ở nhiều lĩnh vực như may công nghiệp, đúc, xây dựng, thợ ống nước, điện dân dụng, thợ hàn… Còn theo ông Trần Văn Thạnh, các đơn hàng tuyển dụng mà Suleco khai thác tập trung nhiều ở các lĩnh vực cơ khí 60%, chế biến thực phẩm 20%, dệt may 10% và còn lại là lao động phổ thông. Việc tuyển dụng cho các đơn hàng là thường xuyên mỗi ngày và tuần nào cũng có lao động được cấp visa.
Chống trốn bằng cách nào?
Trước đây, để được sang Nhật Bản, ngoài chi phí phải nộp theo quy định, NLĐ phải đóng khoản tiền ký quỹ bình quân từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng/người, tùy doanh nghiệp (DN). Nay, theo quan điểm của Chính phủ Nhật, việc ký quỹ tạo ra gánh nặng kinh tế, thu hẹp cơ hội của số đông lao động nghèo muốn sang Nhật; thậm chí góp phần gia tăng lao động bỏ trốn.
Trong khi đó, hầu hết các DN phái cử tu nghiệp sinh của VN sang Nhật lại cho rằng việc bỏ khoản ký quỹ này sẽ khiến DN không ràng buộc được trách nhiệm của NLĐ và do vậy sẽ làm gia tăng lao động bỏ trốn. Theo lý giải của các DN, cứ một lao động bỏ trốn sau khi nhập cảnh Nhật Bản, mức phạt mà DN phải bồi thường là 8.000 USD; bỏ trốn trong năm làm việc thứ hai bị phạt 5.000 USD, năm thứ 3 bị phạt 3.000 USD… Do vậy, nếu có NLĐ bỏ trốn thì DN thiệt hại rất lớn, chưa kể đơn hàng cung ứng của DN bị dừng lại và những lao động mới sẽ không được cấp visa.
Tuy nhiên, đã có luật thì các DN phải thi hành. Ông Nguyễn Hải Nam, Giám đốc Công ty XKLĐ Thương mại và Dịch vụ Sovilaco, cho rằng DN trông chờ vào ý thức của NLĐ. Theo ông Lê Anh Tuấn, hình thức ràng buộc duy nhất mà trung tâm đang áp dụng là xác lập hợp đồng bảo lãnh ba bên: DN – NLĐ – người bảo lãnh.
Để hạn chế rủi ro lao động bỏ trốn hoặc tự ý phá hủy hợp đồng, Tracimexco đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng lao động thông qua tuyển chọn, sàng lọc kỹ đối tượng tham gia, tăng cường đào tạo và giáo dục định hướng, nâng cao nhận thức cho NLĐ. Công ty Airseco áp dụng là không tuyển chọn qua trung gian, môi giới mà làm trực tiếp tuyển chọn; kết hợp với chính quyền địa phương, gia đình trong việc vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho NLĐ.
Còn ở Công ty Suleco, trong quá trình đào tạo, dạy ngoại ngữ, những lao động có biểu hiện không tốt như rượu chè, cờ bạc… sẽ bị hủy ký kết hợp đồng.
Bài và ảnh : DUY QUỐC
Nguồn: nld.com.vn
Nguồn: nld.com.vn
No comments:
Post a Comment