Friday, May 4, 2012

Theo chồng định cư ở Đan Mạch


Thứ hai, 18/4/2011,

Đan Mạch
Arhus, Đan Mạch. Ảnh: google.

Mình là Phương, năm nay 32 tuổi. Chồng mình hơn mình 16 tuổi, là người Đan Mạch. Tụi mình lấy nhau năm 2006, đã có đầy đủ giấy tờ kết hôn và có với nhau một bé trai gần 4 tuổi. Bé có hai quốc tịch.

Trước khi đến với ông xã, mình có một đời chồng trước và cũng có một cháu trai nay được 7 tuổi.
Nay mình với ông xã quyết định sang Đan Mạch sống. Ông xã mình lúc trước làm tại Việt Nam và Singapore. Từ lúc tụi mình có ý định sang Đan Mạch, ông xã mình đã xin nghỉ việc, về Đan Mạch học lên thuyền trưởng và hiện giờ làm việc tại Na Uy.

Mình nghe ông xã nói giờ muốn sang định cư tại Đan Mạch rất khó khăn, không giống như lúc trước. Ba tháng đầu tiên nếu muốn được cấp thẻ cư trú, mình phải trải qua một kỳ kiểm tra. Nếu đậu thì được ở lại, bằng không thì phải quay về Việt Nam.
Mình đang đợi ông xã gửi đầy đủ giấy tờ để xin visa cho 3 mẹ con. Nghe ông xã nói làm visa định cư bây giờ rất nhanh, trong vòng 1-2 tháng. Ông xã cũng có gửi về cho mình một bộ DVD để xem và học, mở ra xem mình thấy tiếng Đan Mạch khó quá.
Lúc trước mình có đổi họ cho bé lớn của mình từ họ cha sang họ mẹ, và có làm một bản cam kết bắt chồng trước mình ký vô là bằng lòng cho bé được đi nước ngoài với mẹ, với đầy đủ giấy tờ vậy bé có được đi với mình không?
Và có phải như ông xã mình nói nếu không vược qua được kỳ kiểm tra thì 3 mẹ con mình phải về Việt Nam? Hiện giờ mình rất băn khoăn, xin quý độc giả cho mình một lời khuyên cũng như giải thích.
Phương

Phải cố gắng bạn ơi!
Mình là du học sinh 4 năm tại Denmark. Cuối năm nay mình quyết định đỗ bằng cử nhân và về VN làm việc. Trong thời gian sống ở đây, mình đi đến rất nhiều thành phố nhỏ để học về kiến trúc ở nước Châu Âu độc đáo này nhưng mình chưa hề có ý định sinh sống ở đây vì nó cũng có nhiều mặt hạn chế trong cuộc sống hàng ngày lắm bạn à. Nếu bạn quyết định ra đi thì bạn phải chịu cực vài năm đầu đấy.
Thứ nhất, bạn không biết tiếng Đan Mạch thì bạn sẽ không kiếm được bất kỳ việc làm nào, cho dù là việc thấp nhất như bồi bàn.
Thứ hai, bạn có con còn nhỏ, chúng nó sẽ đi học, bạn phải đưa đón hằng ngày bằng xe hơi, vì chồng bạn còn phải đi làm hàng ngày kiếm tiền lo chi phí trong gia đình nữa chứ. Thế thì trước sau gì bạn cũng phải học tiếng Đan Mạch để đưa con vào lớp học và chào cô thầy giáo của chúng nữa. Chào hỏi là ngôn ngữ tối đa bạn phải cần biết vì những nước công nghiệp phát triển, con người văn minh, chào hỏi là cách thể hiện bạn tôn trọng họ, mà nếu bạn không nói được thì bạn cảm thấy tự ái lắm và sẽ bị kỳ thị chủng tộc đấy.
Cho dù bận rộn mấy đi nữa thì bạn phải quyết định học tiếng Đan Mạch ngay từ bây giờ đi nếu bạn quyết tâm sống ở Đan Mạch. Nếu bạn qua Đan Mạch mà không giúp gì cho chồng bạn thì bạn và con cái chỉ là 1 gánh nặng cho chồng bạn thôi. Lúc đó tình cảm sẽ không còn đẹp nữa và bạn sẽ thấy rất thất vọng.
Nếu bạn cảm thấy không thể nào chạy đua với những nước phát triển nhanh như Châu Âu thì bạn nên sống ở VN. Khi nào con bạn lớn thì chúng nó cũng có cơ hội sang Châu Âu để sinh sống và học tập. Vì vậy nếu bạn 20 tuổi và còn độc thân thì mình thành thật khuyên bạn nên đi để học hỏi và phát triển cho tương lai của bạn. Còn bạn đã có con cái rồi và không còn chú tâm vào học vấn nữa thì bạn nên sống ở VN, mỗi tháng chồng bạn gởi về mười triệu đồng là bạn sống đầy đủ và không phải suy nghĩ nhiều về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi năm anh ấy có thể về VN để thăm mẹ con của bạn mà.
Nếu bạn quyết tâm đi thì mình không cản trở nhưng bạn phải chuẩn bị tinh thần để đừng bị sốc nặng trên đất người. Nếu bạn phân vân thì tại sao bạn không đến Đan Mạch sống thử vài tháng theo diện du lịch thì bạn sẽ biết cuộc sống bên này ra sao, rồi lúc đó bạn quyết định định cư cũng không muộn mà. Bạn biết không, giấy tờ bảo lãnh cho 3 mẹ con của bạn tốn rất nhiều tiền (ít nhất cũng 500 Euro đấy) và chồng bạn cũng phải đảm bảo tài chánh cho cả 3 người trong vòng 5 năm đầu nữa đó. Vì vậy bạn phải quyết định chín chắn nghe bạn. Đừng để chồng bạn bị stress nhiều quá tội nghiệp.
Bạn đừng nghe nhiều người vẽ về nước bạn mà suy nghĩ nong cạn. Đa số người ta không dám đối diện với sự thật để rồi những người theo sau như bạn bị vấp ngã và thất vọng. Cứ tưởng nước bạn là thiên đường. Thiên đường chỉ là cho tuổi trẻ và người độc thân thôi bạn ạ. Những năm này nền kinh tế Châu Âu suy sụp quá nặng làm nhiều người thất vọng và thắt chặt kinh tế gia đình, tệ nạn xã hội tăng, tỉ lệ ly dị cũng tăng do kinh tế eo hẹp, thật buồn. Vì vậy nếu bạn không có ngôn ngữ và không có việc làm thì sẽ làm khổ chồng bạn thôi.
Nói chung là bạn phải có quyết tâm cao và thật sự chịu thương chịu khó thì bạn mới trụ được tại những nước phát triển nhanh như Denmark đó bạn. Mình xin chúc bạn lựa chọn con đường đúng đắn và hạnh phúc cho cả nhà bạn nhé. Thuy Lam Denmark
  
Định cư ở Đan Mạch
Gửi bạn Minh Phương, Mình cũng có ông xã là người Đan Mạch và hiện giờ minh đang ở Copenhangen. Những gì ông xã bạn nói hoàn toàn chính xác. Nếu bạn không vượt qua được kỳ kiểm tra kiến thức về văn hóa, xã hội, chính trị của Đan mạch thì bạn sẽ phải về Việt Nam. Thêm vào đấy là con riêng của bạn sẽ rất khó xin được giấy phép định cư ở Đan Mạch. Cách đây 2 tháng trên báo Urban của Đan Mạch có đưa lên trang nhất về trường hợp cậu bé 12 tuổi con riêng của một cô dâu người Thái Lan phải quay trở về Thái Lan sống cùng người bác ruột. Mẹ ruột của cậu bé và người cha dượng (người Đan Mạch gốc) xin thẻ định cư cho cậu bé nhưng bị từ chối.
Còn một trường hợp khác, môt cô gái 18 tuổi có bố mẹ là người Slovakia đã sống ở Đan Mạch trên 20 năm. Cô sinh tại đây, lớn lên giống như những đứa trẻ Đan Mạch khác. Theo luật của Đan Mạch, các công dân không phải gôc Đan Mạch phải xin thẻ cư trú lâu dài khi họ 18 tuổi, mặc dù họ sinh ra và lớn lên trên đất Đan Mạch. Cô gái nộp hồ sơ xin tiếp tục định cư và bị từ chối vì không tham gia các hoạt động xã hội. Cô ấy phải tham gia kỳ kiểm tra và hoàn tất các thủ tục giống như người mới sang định cư. Khi bạn có đầy đủ các giấy tờ đăng ký kết hôn thì việc xin visa sang đây sẽ dễ dàng, nhưng xin định cư lâu dài thì lại là một chuyện khác. Việc này thực sự rất nan giải. Hy vong những thông tin trên sẽ giúp bạn có những chuẩn bị tốt hơn khi sang Đan Mạch.
  

No comments:

Post a Comment