Sunday, October 30, 2011

29/10 Nhật Bản sẽ tiếp nhận điều dưỡng viên Việt Nam


VŨ QUỲNH
29/10/2011 15:09 (GMT+7)

Theo tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, giữa tháng 10/2011, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với Nhật Bản về di chuyển thể nhân trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Theo đó, hai bên đã thống nhất được các vấn đề liên quan đến cơ chế đào tạo và phái cử ứng viên điều dưỡng và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại nước này.


Cụ thể, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc Nhật Bản tiếp nhận ứng cử viên điều dưỡng viên (trước đây gọi là y tá) và hộ lý Việt Nam nếu đủ tiêu chuẩn tiếng Nhật và chuyên môn được sang làm việc tại Nhật Bản trong 3 năm (với điều dưỡng viên) và 4 năm (với hộ lý).

Thursday, October 13, 2011

Nghệ An: "Nóng" tình trạng lao động đi làm việc ở nước ngoài bỏ trốn


13/10/2011
Gần 20 năm trở lại đây, Hàn Quốc là thị trường lao động hấp dẫn đối với lao động Việt Nam nói chung, lao động Nghệ An nói riêng vì mức thu nhập tương đối cao, trong khi điều kiện gia nhập thị trường lại dễ chịu hơn so với một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ... Tuy nhiên, tình trạng lao động Việt Nam nói chung và lao động Nghệ An nói riêng bỏ trốn sau khi hết hợp đồng hoặc tự ý phá vỡ hợp đồng ngấm ngầm trong thời gian qua đã dần làm mất đi uy tín của lao động Việt.

Lao động bỏ trốn ngày càng tăng

13/10 Cơ hội xuất khẩu lao động nằm trong tay người lao động


Cập nhật ngày: 13/10/2011
Nhiều buổi hội thảo được tổ chức từ Trung ương đến các địa phương nhằm tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục vấn nạn lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Thế nhưng, chính những người trong cuộc cũng thừa nhận: Không một chế tài hay hình thức xử phạt nào đủ mạnh để giải quyết tình trạng trên một cách triệt để, ngoại trừ người lao động tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của chính mình khi làm việc tại xứ người.
Ngay sau khi Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc sử dụng biện pháp rắn, quyết định hoãn kỳ kiểm tra tiếng Hàn dành cho người lao động Việt Nam làm việc theo Chương trình Cấp phép việc làm cho người lao động nước ngoài (EPS) dự kiến tổ chức vào ngày 7/8/2011, các ngành hữu quan liên quan ở Việt Nam mới khẩn trương tìm các biện pháp khắc phục.

Monday, October 10, 2011

入国・在留手続実務者講習会(申請書類書き方講習会)のご案内(11月開催分)


2011年10月11日
2010年7月1日に、新たな技能実習制度が施行され、約1年が経過しました。監理団体又は実習実施機関の皆様方におかれましては、新制度に基づく新たな書式を用いて、入国・在留諸申請書類を、正確かつ迅速に作成することが、引き続き重要な課題になっていることと存じます。
そこで、JITCO出入国部では、皆様方のより円滑な事務手続きに資するため、監理団体又は実習実施機関の書類作成実務のご担当者様を対象に、標記講習会を開催いたします。

母国の休暇習慣に配慮 外国人と働く1


社内公用語を英語にする企業など、近年、日本のオフィスは多国籍化が進んでいます。

少子化による労働力の減少などもあり、今後も外国人労働者の増加が予想されます。

外国の方が日本で働く場合、ある程度日本の習慣に合わせることが基本ですが、気持ちよく一緒に働くには、日本人側の気遣いも大切になります。


外国人実習生への待遇、法令違反事業所が最多に

 2010年に外国人技能実習生に対する賃金や残業代の未払いなどで労働関係法令に違反した事業所が2328に上り、過去最高となったことが1日、厚生労働省の調べでわかった。

 外国人技能実習生制度を巡っては、賃金未払いや長時間労働が問題となり、同年7月、実習生の法的保護の強化を目的とした改正入管難民法が施行。施行後、同省が全国の3145事業所を調べたところ、2328事業所で違反が見つかった。09年より調査対象を836事業所拡大したが、違反も701事業所増えた。違反の内訳では「労働時間」に関するものが929事業所、「割増賃金不払い」が690事業所などだった。

 同省労働基準局監督課は「法改正後も法令違反が減っていないのは遺憾。監督を強化する」としている。

(2011年9月2日 読売新聞)

Giới thiệu chương trình TNS


Chương trình đưa tu nghiệp sinh Việt Nam đi tu nghiệp tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản (IMM Japan).

08/09 Xuất khẩu lao động 7 tháng đầu năm tăng gần 24% so với cùng kỳ năm 2010


Cập nhật ngày: 08/09/2011
Đẩy mạnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận công nghệ tiên tiến cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Năm 2011 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011- 2015 , kết quả thực hiện 7 tháng đầu năm trong công tác phát triển thị trường lao động ngoài nước đã thu được những thành công đáng khích lệ.

Sunday, October 9, 2011

08/10 Mất tiền, vào tù vì đi lao động chui


Nghe lời chiêu dụ của “cò”, hàng chục nông dân tay lấm chân bùn vay tiền sang Malaysia lao động để mong thoát khỏi cảnh nghèo. Nhưng rồi ở xứ người, họ phải chịu cảnh tù đày và trục xuất, dẫn đến nợ nần chồng chất...
Tan tành giấc mộng…
Bà Nguyễn Thị Bé (ấp Hòa Phú, xã Hòa Khánh, H.Cái Bè, Tiền Giang) kể: Giữa năm 2010, bà Phùng Thị Hoa (ngụ ấp Hòa Điền, cùng xã) có con gái đang lao động ở Malaysia, tới rủ bà cho con là Cao Duy Khanh đi Malaysia xuất khẩu lao động. Khanh năm nay 23 tuổi, học xong trung học, đi bộ đội gần 2 năm xuất ngũ về đang học nghề sửa xe. Theo bà Hoa thì sang bên đó Khanh cũng làm ngành xe, lương bổng khá, vừa học vừa làm mỗi tháng cũng kiếm được từ 5 - 7 triệu đồng, hợp đồng làm việc đến năm 2012. Để con được đi Malaysia, bà Bé phải chạy vay 15 triệu đồng để nộp cho bà Hoa lo thủ tục. Sau đó Khanh được hướng dẫn xuống Mỹ Tho làm hộ chiếu để xuất cảnh.
 
Võ Thị Lệ Thu không cầm được nước mắt khi trình bày với phóng viên - Ảnh: H.P

Friday, October 7, 2011

07/10 World Skills London 2011: Thí sinh Việt Nam ngày càng tự tin!

Cập nhật ngày: 07/10/2011

Bước sang ngày thi thứ 2, hầu hết thí sinh Việt Nam đã lấy lại tinh thần làm bài tốt hơn, tốc độ hoàn thành các môdun kịp và một số nghề còn vượt thí sinh các nước. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Nguyễn Tiến Dũng và Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề Dương Đức Lân, Trưởng Đoàn Việt Nam nở nụ cười bớt lo lắng khi nghe các trưởng nhóm báo cáo tình hình.
Tại cabin nghề Lắp cáp mạng thông tin, thí sinh Nguyễn Xuân Lộc, Trường Trung cấp nghề công nghệ Hùng Vương đang  cạnh tranh cùng 11 đối thủ chủ yếu đến từ các nước Mỹ, Canađa, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Austrâylia.. Bài thi hôm nay có yêu cầu về tốc độ trong lắp đặt cáp quang với những sợi dây nhỏ síu. So với đối thủ Brazil và Thái Lan ở  khoang bên thì Nguyễn Xuân Lộc của Việt Nam hoàn thành khối lượng công việc nhiều hơn. Tuy nhiên thí sinh Hàn Quốc, Sigapore, Hồng Kông, đặc biệt là Nhật Bản nổi trội hơn hẳn. Chuyên gia nghề lắp cáp mạng thông tin Tô Huỳnh Thiên Trường cho biết, thí sinh các nước phát triển rất thuận lợi còn thí sinh Việt Nam rất khó khăn do khi ở nhà không tìm được loại máy móc này để ôn luyện.

Wednesday, October 5, 2011

05/10 Sửa đổi Bộ luật Lao động: Bịt “kẽ hở” về lương


NGUYỄN VŨ
05/10/2011 14:38 (GMT+7)
picturePhiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức lương mà người lao động thực nhận hiện nay ở các doanh nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu sống tối thiểu của họ.

Đây là thông tin được nêu tại báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Tại phiên họp sáng 5/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần đầu về dự án này.

Tuesday, October 4, 2011

04/10 Đi thực tập sinh Nhật về thành CEO

VŨ QUỲNH
04/10/2011 16:06 (GMT+7)
pictureThực tập sinh về nước tham gia buổi tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam - Ảnh: QL.
E-mailBản để inCỡ chữChia sẻ:facebooktwittergooglerss
Mặc dù không phải là thị trường giải quyết được số lượng lớn lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài, nhưng Nhật Bản được đánh giá là một thị trường đào tạo con người cả về trình độ chuyên môn và ý thức, tác phong của một lao động chuyên nghiệp.

Thế mới có chuyện, không ít lao động các nước sau 3 năm đi thực tập sinh tại Nhật Bản, hết hạn hợp đồng về nước, đã trở thành giám đốc điều hành (CEO) các chi nhánh, doanh nghiệp Nhật Bản trên chính quê hương mình.

Theo thống kê của Hiệp hội Phát triển nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan), tại Indonesia, trong khoảng 30.000 lao động hết thời gian tham gia chương thực tập sinh tại Nhật về nước thì đã có đến 1.500 người là giám đốc điều hành những công ty với hơn 500 công nhân.

Con số này ở Việt Nam theo IM Japan là còn đang hạn chế, hiện cơ quan này mới ghi nhận được 2 trong số 200 lao động đã về nước đảm đương công việc này tại chi nhánh các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam. 

Tuy nhiên, ông Masumi Higuma, Trưởng đại diện IM Japan tại Việt Nam khẳng định, con số này chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới bởi mục tiêu của chương trình thực tập sinh không phải chỉ để đào tạo cá nhân. Và lao động Việt Nam cũng cần xác định, đi tu nghiệp Nhật Bản không phải để kiếm tiền mà là để học hỏi kinh nghiệm, tào tạo con người.

Anh Lê Văn Tiền, quê ở Ba Tri, Bến Tre vừa tốt nghiệp ngành cơ khí chế tạo tại Trường Kỹ thuật Cao Thắng, Tp.HCM. Năm 2007, khi IM Japan mang chương trình tuyển lao động đi thực tập sinh tại Nhật Bản về thí điểm tại Bến Tre, Tiền đã nộp hồ sơ và trúng tuyển.

Sang Nhật Bản, Tiền là công nhân đứng máy cho Ikeda Watanabe Kakinuma, một doanh nghiệp chuyên gia công khuôn dập kim loại. Sau ba năm học tập tại xứ sở hoa Anh Đào, năm 2010 Tiền về nước và được lãnh đạo công ty tin tưởng giao cho vị trí giám đốc điều hành khi doanh nghiệp này có ý định đầu tư vào Việt Nam.

Trao đổi với vị giám đốc sinh năm 1983 bằng tiếng Nhật, đại diện của IM Japan tại Việt Nam nhận xét, tiếng Nhật được phân thành 4 cấp độ trong việc cấp chứng chỉ thì Tiền đạt khoảng cấp độ 2. Tuy nhiên, trong giao tiếp, Tiền nói tiếng Nhật như người bản địa.

Tiền cho biết, hồi mới sang anh cũng chỉ bập bõm được một số câu giao tiếp thông thường. Để giao tiếp được với môi trường mà 100% là người Nhật Bản, bắt buộc anh phải tìm cách tự học tiếng Nhật. Có thời gian thì anh đọc sách, học qua sách, qua mạng Internet. Tuy nhiên, học từ giao tiếp thực tế trong công việc vẫn là chủ yếu.

Tuy nhiên Tiền khoe, cái anh học được lớn nhất sau 3 năm tu nghiệp sinh ở Nhật Bản không phải là chuyên môn, trình độ tiếng Nhật mà chính là ý thức kỷ luật, có trách nhiệm với việc mình làm của một lao động.

Hiện, anh Lê Văn Tiền đang hoàn thành nốt những công việc cuối cùng để nhà máy gia công khuôn dập kim loại với diện tích trên 4.000 m2 tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bình Dương đi vào hoạt động.

Một lao động ở Bến Tre khác sau ba năm thực tập sinh tại Nhật Bản về nước “thành” CEO là anh Đỗ Phương Huy, sinh năm 1986.

Đầu năm 2011, anh Huy về nước và nhận vai trò là giám đốc điều hành cho Công ty TNHH Vtop Việt Nam, có trụ sở tại khu công nghiệp Long Định, Long Cang, tỉnh Long An, là công ty con của Kabushiki-kaisha Vtop Nhật Bản, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo nhựa.

Anh Huy cho biết, mặc dù không có bằng cấp của một trường đại học, nhưng những gì học hỏi được từ thực tế tại doanh nghiệp Nhật Bản khiến anh có thể tin tưởng vào khả năng điều hành doanh nghiệp của mình. Tại Nhật Bản, ngoài công việc chính là thợ dập khuôn, chế tạo các sản phẩm từ nhựa, thì Huy còn được tham gia những khóa học thêm chuyên về robot, máy ép nhựa và học cách quản lý doanh nghiệp của người Nhật Bản.

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:

(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
  • Nguyễn Minh Kỳ
    04:51 (GMT+7) - Thứ Tư, 12/10/2011
    Ý kiến của anh Phan Sơn Hà Tĩnh hoàn toàn chính xác. Nếu bạn đã từng làm cho các công ty của Nhật thì bạn cũng có cách nghĩ giống như vậy. 

    Tôi cũng có cảm giác là bài báo này hơi ngược với cách dùng người của người Nhật. Dù thế nào nếu bạn có cơ hội đi ra nước ngoài để học tập hay công tác thì hãy tận dụng cơ hội này, sẽ thu được nhiều trải nghiêm có ích cho tương lai.
  • Dương Quang Minh
    11:26 (GMT+7) - Thứ Năm, 6/10/2011
    Tôi không rành lắm về thị trường lao động Việt tại Nhật nhưng qua ý kiến của anh Phan Sơn Hà Tĩnh, tôi thấy ý kiến này cũng đáng để suy nghĩ.
  • Phan Sơn Hà Tĩnh
    09:16 (GMT+7) - Thứ Tư, 5/10/2011
    Tôi có nhiều băn khoăn khi đọc bài viết này. 

    Trước hết phải nói rằng hầu hết những tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật đều làm công nhân, đứng máy, rất ít ai được làm việc trong các bộ phận mang tính chất quản lý như khối kinh doanh, nhân sự hay hành chính tổ chức. 

    Việc làm việc như một công nhân trong 3 năm sau đó trở về Việt Nam làm CEO thì họ lấy đâu ra kiến thức để điều hành ?Và điều này có thực sự thuyết phục. 

    Thứ hai, người Nhật rất thận trọng, họ ít khi giao việc điều hành doanh nghiệp cho người Việt, có chăng chỉ là trưởng một bộ phận nào đó. 

    Thứ ba, người Nhật thường có nhiều nghi ngại đối với người trẻ, họ coi trọng kinh nghiệm.Do đó việc họ giao điều hành doanh nghiệp cho một người trẻ dưới 30 tuổi là điều khó xảy ra. 

    Thứ tư, trong số hàng chục nghìn tu nghiệp sinh sang Nhật mỗi năm, bài báo chỉ dẫn ra được 2 trường hợp (chưa thực sự rõ ràng), chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Nhưng tiêu đề bài báo lại đề “Đi thực tập sinh Nhật về thành CEO “. 

    Có thể hiểu mục đích của bài viết nhằm cổ động cho việc đi tu nghiệp sinh ở Nhật, tuy nhiên những thông tin mà bài báo đưa ra thì không thuyết phục, đặc biệt với những người đã từng làm cho Nhật, hiểu rõ cách thức quản lý dùng người của họ. 

    Tuy nhiên một điều có thể khẳng định là nếu như đã có cơ hội được trải nghiệm trong môi trường làm việc của Nhật Bản, các tu nghiệp sinh sẽ được rèn luyện tác phong công nghiệp, tính kỉ luật và trách nhiệm đối với công việc.

Monday, October 3, 2011

31/08 Cơ hội đi xuất khẩu lao động của lao động nghèo Bến Tre


Cập nhật ngày: 31/08/2011
Từ nhiều năm qua, công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và đặc biệt là lao động nghèo nói riêng của Bến Tre, luôn được các ngành, các cấp trong tỉnh quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm được kéo giảm trung bình 2% là sự cố gắng lớn của toàn xã hội. Tuy nhiên, giải pháp xuất khẩu lao động dường như còn “yên lặng”.

 Xóa bỏ rào cản

Những người trong diện đi xuất khẩu lao động thường là những thanh niên tuổi đời dưới 35. Ngoài số người đang “vướng” gia đình, thì đa số những người còn lại đều rơi vào một trong những trường hợp như: học vấn thấp, sợ xa quê hương, lười lao động và không có tiền làm thủ tục xuất cảnh… Bên cạnh đó là việc hạn chế thông tin.

Sunday, October 2, 2011

JITCO: 日本語教育実態調査


日本語教育実態調査

  • 「外国人研修生・技能実習生の日本語調査」(2009年度)
    外国人研修生・技能実習生の日本語の使用状況等について、どのような場面でどのような日本語を使っているか、またどのようなことに困難を感じているか等について調査しました。

日本企業、相次いでベトナム企業の株式を取得


08/07/2011 - 23:02:55

日本企業、相次いでベトナム企業の株式を取得
日本企業、相次いでベトナム企業の株式を取得(28-1-2011). 今年に入ってから日本企業によるベトナム企業の株式取得が相次いでいる。国内企業にとっては、日本企業の持つ技術や管理方法を導入し、日本市場に自社の製品やサービスを輸出するチャンスとなる。27日付カフェエフが報じた。