Như các bạn đã biết, JITCO có đặt một ban tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ để giúp giải đáp các thắc mắc và lo âu của thực tập sinh. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số giải đáp và những điểm cần lưu ý trong số những điều được tư vấn nhiều những lúc gần đây. Mời các bạn tham khảo.
Q-1 : Về trợ cấp tăng ca của thực tập sinh kỹ năng.
A-1 : Khi thực tập sinh làm việc quá giờ lao động được luật pháp quy định (pháp định), làm ngoài giờ hay làm vào ngày nghỉ sẽ được trả lương tăng ca theo quy định của Luật Tiêu chuẩn Lao động. Nếu làm ngoài giờ, người chủ thuê lao động phải trả lương tăng ca trên 25%, và nếu vào ngày nghỉ thì trên 35% Những vấn đề như tiền lương tăng ca, cách tính giờ lao động ngoài giờ và lao động ngày nghỉ được quy định trong Giấy báo Điều kiện Lao động, hay trong nội quy làm việc của cơ quan (doanh nghiệp) tiến hành thực tập kỹ năng. Nếu có thắc mắc, bạn hãy hỏi người hướng dẫn của cơ quan tiến hành thực tập hoặc nhân viên tư vấn của đoàn thể giám sát.
Q-2 : Về những khoản khấu trừ ngoài pháp định (tiền nhà, điện nước, vv..) từ tiền lương.
A-2 : Người lao động làm việc cho doanh nghiệp kể cả thực tập sinh, mỗi tháng bị khấu trừ từ tiền lương những khoản pháp định như phí bảo hiểm sức khỏe, phí bảo hiểm lương hưu phúc lợi (có công ty còn có thêm Quỹ lương hưu phúc lợi), phí bảo hiểm công ăn việc làm, thuế thu nhập, có doanh nghiệp còn tính cả thuế địa phương theo thuế suất pháp định rồi khấu trừ vào tiền lương.
Ngoài ra, có một số đông thực tập sinh còn bị khấu trừ những khoản ngoài pháp định như tiền nhà, tiền điện nước dựa theo Hiệp định chủ thợ, đã được ghi trong Hợp đồng lao động, Giấy báo Điều kiện Lao động.
Những khoản khấu trừ ngoài pháp định này khác với khấu trừ pháp định, được quyết định theo sự đồng ý giữa người chủ thuê lao động và thực tập sinh, được ghi rõ trong Hợp đồng lao động và Giấy báo Điều kiện Lao động.
Các bạn thực tập sinh khi ký kết hay gia hạn hợp đồng lao động sẽ được cơ quan tiến hành thực tập trao Giấy báo Điều kiện Lao động, khi đó các bạn hãy xác nhận mình làm lương tháng hay lương giờ, thời gian làm việc, giờ nghỉ, ngày nghỉ, số tiền khấu trừ pháp định và số tiền khấu trừ ngoài pháp định. Nếu có thắc mắc, bạn hãy hỏi để hiểu rõ trước khi ký hợp đồng lao động.
Q-3 : Về cách lấy ngày nghỉ có lương
A-3 : Ngày nghỉ có lương là quyền lợi của người lao động được pháp luật công nhận, vì thế các bạn có thể lấy ngày nghỉ này theo thủ tục quy định của cơ quan tiến hành thực tập. Tuy nhiên, trong trường hợp cơ quan tiến hành thực tập có lý do chính đáng trong công việc thì có thể yêu cầu người lao động thay đổi thời gian nghỉ. Vì thế thực tập sinh không nên lấy ngày nghỉ theo
ý riêng của mình mà phải nói chuyện trước với người hướng dẫn thực tập trước khi quyết định ngày nghỉ.
Sau khi kết thúc phần học hướng dẫn khi mới đến Nhật, kể từ ngày bắt đầu thực tập đến thời điểm đủ 6 tháng, trong thời gian này nếu thực tập sinh làm việc trên 80% số ngày làm việc, thì sẽ được hưởng 10 ngày nghỉ có lương theo luật định, sau đó số ngày nghỉ được thay đổi theo số năm làm việc.
Không chỉ ngày nghỉ có lương, mà những ngày nghỉ khác như nghỉ tết, nghỉ hè, nếu có thắc mắc, các bạn hãy nhờ người hướng dẫn giải thích giùm.
Q-4 : Về bảo vệ nhân quyền.
A-4 : Theo “Hướng dẫn quản lý xuất nhập cảnh thực tập sinh” của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Tư Pháp, việc cấm thực tập sinh đi ra ngoài hay tiếp xúc khách đến thăm, cấm mang theo điện thoại di động, gây khó khăn trong việc liên lạc với người thân hay bạn bè là những cách quản lý không chính đáng, là đối tượng được xem là hành vi phi pháp.
Ngoài ra, về việc đoàn thể giám sát hay cơ quan tiến hành thực tập giữ giùm hộ chiếu, sổ tài khoản, thẻ ngoại kiều, vv… của thực tập sinh, thì đoàn thể hay cơ quan không nên giữ dù có sự yêu cầu của thực tập sinh, tu nghiệp sinh.
Các bạn thực tập sinh hãy tự mình giữ lấy những vật quan trọng của mình như hộ chiếu, sổ tài khoản, v.v..
Q-5 : Về việc tham gia bảo hiểm Lương hưu quốc dân (Kokumin-nenkin), Lương hưu phúc lợi (Koosei-nenkin), và thủ tục xin nhận tiền một lần khi rút khỏi bảo hiểm.
A-5 : Tất cả thực tập sinh kỹ năng trên 20 tuổi, có địa chỉ tại Nhật Bản (đã đăng ký ngoại kiều) bị buộc phải tham gia bảo hiểm Lương hưu quốc dân. Thực tập sinh của công ty pháp nhân hay công ty cá nhân sử dụng thường xuyên trên 5 nhân viên, trên nguyên tắc phải tham gia bảo hiểm Lương hưu phúc lợi. Trong trường hợp này, thực tập sinh phải đóng phí Lương hưu phúc lợi (cùng
với phí Bảo hiểm Sức khỏe) từ số tiền lương hàng tháng.
Khi thực tập sinh kết thúc việc thực tập trở về nước, nếu hội đủ các điều kiện như đã đóng phí bảo hiểm lương hưu trên 6 tháng thì có thể làm đơn xin nhận tiền một lần khi rút khỏi bảo hiểm.
Thủ tục xin nhận tiền một lần phải do chính thực tập sinh làm lấy, vì thế trước khi về nước các bạn hãy chắc chắn là đã nhận đủ các giấy tờ cần thiết để làm đơn xin nhận tiền một lần, cũng như sổ lương hưu từ đoàn thể giám sát hay cơ quan tiến hành thực tập. Về thủ tục cụ thể, các bạn hãy nhờ người trách nhiệm của đoàn thể giám sát hay cơ quan tiến hành thực tập giải thích thật
rõ từng điểm một.
― 「母国語相談」によくある相談とトラブル防止のための留意点 ―
JITCOでは、母国語相談窓口を設置し、技能実習生・研修生の皆さんからの疑問や悩みなどの
相談に応じていることは、既にご承知のとおりです。
最近寄せられた相談の中から、特に多い相談の回答及び留意すべき点を紹介しますので参考
にしてください。
Q-1:技能実習生の時間外手当(残業代)について
A-1:技能実習生が法定の労働時間を超えて、時間外又は休日に労働を行った場合には、その
労働時間について労働基準法に基づき割増賃金が支払われます。時間外労働については25%以上、休日労働については35%以上の割増賃金を使用者は支給しなければなりません。
実際の割増賃金の額や、割増賃金の支給対象となる時間外及び休日の労働時間は、労働条件通知書や各実習実施機関(企業等)の就業規則等で定められています。技能実習生の皆さんの中で不明点がある方は、実習実施機関の指導員や監理団体の相談員に一度確認をしてみてください。
Q-2:賃金からの法定外控除(住居費、水道光熱費等)について
A-2:技能実習生を含む企業等で働く労働者は、毎月の給料から法定控除として、健康保険料、厚生年金保険料(企業によっては更に厚生年金基金保険料)、雇用保険料、所得税、企業によっては住民税が、法令等の定める料率により計算され控除されます。
さらに、大多数の技能実習生には、法定外控除費目として、労使協定に基づいて住居費・水道光熱費が控除される旨が雇用(労働)契約書・雇用条件通知書に明記されています。
これらの費目に関する控除金額は、法定控除とは異なり、雇用契約書や労働条件通知書に明記された金額に対して雇用者と技能実習生の合意によって決定されます。
技能実習生の皆さんは、雇用契約の締結や更新の時には、実習実施機関より、労働条件通知書が交付されますので、月給又は時給、就業時間、休憩、休日、法定控除及び法定外控除の金額について、必ず確認し、疑問がある場合は、雇用契約書に署名する前に質問をしてください。
Q-3:有給休暇の取得について
A-3:有給休暇は、法律上認められている労働者の権利ですから、実習実施機関が定める所定の手続きに従い取得をすることができます。
ただし、実習実施機関にも業務上の予定等正当な理由がある場合には、取得時季の変更を労働者に求めることができますので、技能実習生の皆さんは一方的に取得を主張するのではなく、事前に指導員等と協議して取得日を決定してください。
日本入国直後の講習が終了し、技能実習が開始した日から6ヶ月経過した時点で、その期間の出勤率が80%以上あれば、法律上10日間の有給休暇が付与され、その後も勤務年数に応じて付与されます。
技能実習生の皆さんは、有給休暇だけでなく、年末年始の休暇、夏季休暇などの特別休暇について不明事項がある場合は、指導員に説明をお願いしてみてください。
Q-4:人権保護について
A-4:法務省入国管理局の「技能実習生の入国・在留管理に関する指針」によると、技能実習生の外出や来客との面会の一方的な禁止や携帯電話の所持を禁止して親族や友人等との連絡を困難にすることは、不適切な管理として、不正行為認定等の対象としています。
また、旅券・通帳・外国人登録証明書等を監理団体や実習実施機関が預かることについては、仮に技能実習生や研修生からの要望があったとしても監理団体や実習実施機関は預かるべきではないとされています。
技能実習生の皆さんは、旅券や通帳などの貴重品は、自己責任で保管・管理してください。
Q-5:国民年金・厚生年金の加入、脱退一時金の請求について
A-5:日本の住所を有する(外国人登録をしている)20歳以上の技能実習生は、国民年金に加入することが義務づけられています。法人事業者や常時5人以上の従業員を使用する個人事業者の技能実習生は、原則として厚生年金保険へ加入することとなります。この場合、毎月の給料から厚生年金保険料を(健康保険料とともに)納めなければなりません。
そして、技能実習生が、技能実習を修了して帰国の際に、年金保険料を6ヶ月以上納めていること等の諸条件を満たしていれば、脱退一時金の請求を行うことができます。
技能実習生の皆さんは、脱退一時金請求手続きを、自ら行うことが必要になりますので、帰国前に、監理団体や実習実施機関から脱退一時金の請求に係る資料や年金手帳等を必ず受け取ってください。具体的な手続きについては、監理団体や実習実施機関の担当者に、説明を求め、不明事項が無いようにしてください。
http://www.jitco.or.jp/press/ken_tomo/Vietnam2011_10.pdf
No comments:
Post a Comment