“Quấy rối tại nơi làm việc” là việc bắt nạt hoặc gây khó dễ cho người khác. Hiện tượng này có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ như quấy rối tình dục, lạm dụng chức quyền, và quấy rối tinh thần. Sau đây, chúng tôi xin giải thích chi tiết về những hình thức này.
Quấy rối tình dục
Hiện tượng quấy rối tình dục (sekuhara) tại nơi làm việc gồm những biểu hiện sau: 1. Người lao động gặp phải những lời nói hoặc hành động liên quan tới tình dục trái với ý muốn của họ. Do phản đối với lời nói, hành động đó, họ gặp phải những đối xử bất công như bị sa thải, hạ cấp, trừ lương..( được gọi là hình thức quấy rối tình dục dạng liên quan tới giá trị lao động). 2. Những lời nói, hành động liên quan tới tình dục gây tác động xấu tới môi trường làm việc, ảnh hưởng lớn tới sức sáng tạo trong công việc của người lao động (được gọi là hình thức quấy rối tình dục ảnh hưởng tới môi trường).
Khi bị quấy rối tình dục tại chỗ làm thì ta cần có thái độ như sau.
1 Phản đối một cách rõ ràng
Khi người nào tỏ lời nói hoặc hành động liên quan tới tình dục thì hãy tỏ thái độ rõ ràng cho gười đó biết rằng đó là hành động quấy rối tình dục. Nếu lờ đi hoặc cứ chịu đựng thì chỉ làm cho tình hình xấu đi mà thôi.
Quấy rối tình dục là vấn đề của toàn công ty. Giải quyết được hiện tượng quấy rối tình dục chính là giúp cho những người đang gặp phải vấn đề này.
2 Hãy tư vấn với bộ phận phụ trách vấn đề này tại nơi làm việc
Đừng tự cố gắng giải quyết vấn đề này một mình. Hãy nhanh chóng trao đổi với bộ phận tư vấn của công ty hoặc với người cấp trên mà bạn cảm thấy tin tưởng và yêu cầu giải quyết vấn đề này với tư cách là vấn đề của công ty. Tại Nhật Bản, theo Luật bình đẳng trong việc làm đối với nam nữ, và những phương châm thi hành dựa trên luật đó, tại tất cả các công ty đều phải thiết lập bộ phận để có biện pháp giải quyết hợp lý đối với những khiếu nại, hoặc tư vấn đối với hiện tượng quấy rối tình dục của cả nam và nữ.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp khó tư vấn trong công ty thì chúng tôi khuyên các bạn hãy tới tư vấn với “ Phòng bình đẳng nam nữ” tại các Sở Lao động ở các cơ quan chính quyền địa phương. Tại đây, các chuyên gia về vấn đề này sẽ tư vấn miễn phí cho các bạn. Bạn cũng có thể tư vấn mà không cần nói rõ tên.
Tuy nhiên những bộ phận tư vấn này chỉ tư vấn bằng tiếng Nhật. Nếu bạn không giỏi tiếng Nhật, hãy nhờ người có thể nói tiếng Nhật đi cùng để phiên dịch giúp.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu trang web ghi danh sách “Phòng bình đẳng nam nữ” tại các địa phương, mời các bạn tham khảo.
http://www.mhlw.go.jp/bunya/koyoukintou/roudoukyoku/
Lạm dụng chức quyền, quấy rối tinh thần Như đã nói ở trên, các biện pháp đối phó với việc quấy rối tình dục đang ngày càng phổ biến, nhưng gần đây, tại nhiều nơi làm việc, vấn đề lạm dụng chức quyền, quấy rối tinh thần đối với cả nam và nữ đang ngày càng lan rộng.
Lạm dụng chức quyền là hiện tượng dựa vào chức vụ của mình, vượt qua phạm vi công việc, xâm phạm nhân phẩm của con người trong một thời gian liên tục, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường làm việc của người lao động, hoặc gây tình trạng bất an tại công ty. Những hành động này có thể dẫn tới các loại bệnh tâm thần như bệnh trầm uất, trạng thái bất an…
Việc quấy rối tinh thần là những lời nói, thái độ, hành động hoặc văn bản xúc phạm tới nhân cách, nhân phẩm của người lao động về mặt thể chất cũng như tinh thần, khiến cho người đó phải thôi việc hoặc khiến cho môi trường làm việc bị căng thẳng. Tương tự với việc lạm dụng chức quyền, việc quấy rối về tinh thần là nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm uất hoặc trạng thái bất an.
Hành động quấy rối của người có địa vị cao trong công ty đối với người cấp dưới thường đi kèm với hành động lạm dụng chức vụ của người cấp trên, vì thế điều quan trọng là cần phải có biện pháp đối phó với hiện tượng lạm dụng chức vụ này.
Nếu gặp phải trường hợp lạm dụng chức quyền hoặc quấy rối tinh thần thì cần phải làm gì?
Trước hết, cũng giống như trường hợp bị quấy rối tình dục, hãy nhanh chóng trao đổi với người phụ trách bộ phận tư vấn về vấn đề này tại công ty hoặc với người cấp trên mà bạn tin cậy và yêu cầu giải quyết vấn đề với tư cách là vấn đề của công ty. Tuy nhiên, khác với việc quấy rối tình dục, phần lớn những người lạm dụng chức quyền thường không nhận ra hành động của mình, người thứ ba rất khó phán đoán được tình hình. Vì vậy việc điều tra nội bộ đôi khi không có tác dụng, mà ngược lại còn có lúc khiến cho tình hình xấu đi mà thôi. Nếu nhận thấy tình trạng này thì chúng tôi khuyên các bạn hãy tư vấn với “Phòng bình đẳng nam nữ” như đã giới thiệu ở trên.
Muốn để cho tình trạng quấy rối tại công ty không gây ảnh hưởng xấu tới quá trình tu nghiệp, thực hành kỹ năng tại Nhật Bản, thì việc cần phải có thái độ cương quyết và biện pháp đối phó là điều rất quan trọng.
http://www.jitco.or.jp/press/ken_tomo/Vietnam2012_01.pdf
― 職場のハラスメント ―
職場におけるハラスメント(いやがらせ、いじめ)には、セクシュアルハラスメント(セクハラ)、パワーハラスメント(パワハラ)、モラルハラスメント(モラハラ)があります。
セクシュアルハラスメント 職場におけるセクシュアルハラスメント(セクハラ)とは、①職場において、労働者の意に反する性的な言動が行われ、それを拒否したことで解雇、降格、減給などの不利益を受けること(対価型セクシュアルハラスメント)、②性的な言動が行われることで職場の環境が不快なものとなったため、労働者の能力の発揮に大きな悪影響が生じること(環境型セクシュアルハラスメント)をいいます。
職場でセクシュアルハラスメントの被害にあった時には、
1 はっきりと拒絶しましょう
不快と感じる性的な言動を受けたときは、はっきりと拒絶の意思を相手に示し、その行為がセクシュアルハラスメントだということを相手に伝えましょう。我慢したり、無視したりすると事態をさらに悪化させてしまうかもしれません。セクシュアルハラスメントは会社全体の問題です。問題を解決していくこ
とが、悩んでいる他の人を救うことにもつながります。
2 会社の窓口に相談しましょう
自分で解決しようとするのではなく、速やかに会社の相談窓口担当者や信頼できる上司に相談し、会社としての対応を求めるようにしましょう。会社の取引先などからセクシュアルハラスメントを受けた場合も、自分の勤める会社に相談してください。日本では、男女雇用機会均等法及びそれに基づく指針により、職場における男女双方に対するセクシュアルハラスメント対策として相談、苦情に応
じ、適切に対応するために必要な体制を整備するなどの措置を講ずることが事業主に義務づけられています。また、会社に労働組合がある場合は、労働組合に相談する方法もあります。
万が一、会社で対応してもらえない場合や会社に相談しにくいときは、各都道府県労働局にある「雇用均等室」に相談することをお勧めします。専門の相談員が無料で相談に対応し、匿名で相談することもできます。なお、通常は日本語での対応となりますので、日本語に自信が無い場合は通訳できる人にお願いする必要があります。
○雇用均等室 所在地一覧
パワーハラスメント、モラルハラスメント
上記のように、セクハラ対策は徐々に浸透しつつありますが、最近、職場では性別にかかわらず起こる嫌がらせとして、パワーハラスメント(パワハラ)やモラルハラスメント(モラハラ)が問題になっています。
パワーハラスメントとは、職権などのパワーを背景にして、本来の業務の範疇を超えて、継続的に人格と尊厳を侵害する言動を行い、就業者の働く関係を悪化させ、あるいは雇用不安を与えることをいいます。うつ病などのメンタルヘルス不調の原因となることもあります。
モラルハラスメントとは、言葉や態度、身振りや文書などによって、働く人間の人格や尊厳を傷つけたり、肉体的、精神的に傷を負わせて、その人間が職場を辞めざるを得ない状況に追い込んだり、職場の雰囲気を悪くさせることをいいます。パワハラと同様に、うつ病などのメンタルヘルス不調の原因となることもあります。
上の立場の者による下の立場の者に対するハラスメントは、立場が上であることを利用したパワーハラスメントを伴うことが多いことから、特にパワーハラスメントへの対策を重要視する必要性が指摘されています。
では、パワーハラスメントやモラルハラスメントの被害にあった時には、どうすべきでしょうか。
まずは、セクシュアルハラスメントの場合と同様に、速やかに会社の相談窓口担当者や信頼できる上司に相談し、会社としての対応を求めるようにしましょう。ただし、セクシュアルハラスメントの場合以上に加害者には自覚が乏しいことが多く、第三者には判断が難しいことから、社内の内部調査組織が機能せず、かえって状況が悪化する場合も考えられます。そのような場合は、前述の「雇用均等室」に相談することをお勧めします。
またとない技能実習・研修の機会が、職場における各種ハラスメントで台無しにならないためにも、意に反する言動などには、毅然と対処することが大事です。
No comments:
Post a Comment