Cập nhật 12/12/2011 01:30:00 PM (GMT+7)
- Trước thông tin VietNamNet phản ảnh về “đường dây chạy XKLĐ Hàn Quốc” bước đầu có nghi vấn liên quan đến cán bộ Sở LĐTB&XH Nam Định, ông Phạm Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết: “Chúng tôi sẽ kiểm tra, xác minh, làm rõ và yêu cầu xử lý đúng người, đúng việc, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động”.
Bất thường việc đưa người đi XKLĐ tại Nam Định Ngay sau khi bà Ngọc trả lại tiền cho gia đình anh Cường, thì ngày hôm sau công an và Thanh tra Sở đến xác minh việc anh này đã nộp tiền cho bà Ngọc. Cán bộ Sở LĐ làm 'cò' XKLĐ đi Hàn Quốc? Nhiều người lao động ở Nam Định rỉ tai nhau đi học ở những trung tâm có khả năng “bao đỗ” và sẵn sàng nộp 2.500 đến 3.000 USD làm “lệ phí chống trượt”. Tuy nhiên, họ đã phải sống trong tâm trạng lo sợ... |
Đây là vấn đề rất bức xúc. Không chỉ Nam Định mà một số địa phương khác cũng có tình trạng như thế. Thậm chí những cán bộ này cũng có các hành vi như đe dọa người lao động, nếu không nộp tiền thì thậm chí sẽ báo Trung tâm LĐNN để dừng bay ngay.
Ông Phạm Văn Minh. |
Về vấn đề này tôi xin khẳng định để người lao động yên tâm: không có bất cứ ai ở địa phương hay Trung tâm chúng tôi có thể tác động ngừng bay của người lao động đã đầy đủ hồ sơ, có lịch xuất cảnh để sang làm việc tại Hàn Quốc.
Khi phát hiện ra các sai phạm ở các địa phương, chúng tôi đã mời đơn vị này lên làm việc với Cục Quản lý LĐNN, Trung tâm LĐNN và Thanh tra Bộ LĐTB&XH. Yêu cầu Sở LĐTB&XH địa phương xử lý, tuyệt đối không để cho cán bộ này trực tiếp làm công việc liên quan tới lao động.
- Vậy các ông có mời công an vào cuộc điều tra hay có biện pháp gì để “làm sạch” một chương trình “phi lợi nhuận” như EPS ở Nam Định không?
Trước những thông tin báo VietNamNet cùng các cơ quan thông tin đại chúng khác phản ảnh về tình trạng ở Nam Định, chúng tôi sẽ kiểm tra, xác minh, làm rõ và yêu cầu xử lý đúng người, đúng việc, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.
Nói thật chúng tôi chưa mời cơ quan công an trong những vụ việc mới chớm phát hiện tiêu cực mà yêu cầu xử lý về hành chính. Còn nếu khi có thông tin tố giác, nhân chứng, vật chứng và có các đường dây quy mô thì chúng tôi căn cứ thông tư liên tịch giữa Bộ LĐTB&XH và Bộ Công an đề nghị cơ quan pháp luật vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh.
Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người lao động hiểu rõ về chương trình, tránh bị lừa phỉnh bởi những thông tin không chính thống.
Chúng tôi cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng của ta, cũng như về phía Hàn Quốc để sử dụng các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn một cách triệt để các hành vi gian lận trong thi cử trong kỳ thi tiếng Hàn sắp tới.
- Ông có thể cho biết các biện pháp kỹ thuật ở đây là gì?
Chúng tôi cấm và ngăn chặn tuyệt đối việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị điện tử để truyền tin, để nhắn các đáp án vào phòng thi cho người lao động có nhu cầu. Thực tế, việc thi tiếng Hàn từ quá trình quản lý đề thi đến chấm thi đều do phía Hàn Quốc thực hiện và được bảo mật tuyệt đối.
Thực tế có hiện tượng đăng ký dự thi với tư cách là người lao động nhưng mục đích chính là vào để làm bài thi hộ, xong thì “bắn” vào tin nhắn cho lao động hoặc cho các cò mồi bên ngoài tìm cách chuyển cho lao động làm.
Năm nay chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cao để ngăn chặn triệt để tình trạng này.
- Ngoài việc có thể lừa lao động bằng việc ném đáp án để lao động trúng tuyển, theo ông, các đối tượng lợi dụng chương trình còn có thể vin vào những “kẽ hở” nào của chương trình để trục lợi?
Theo qui định, sau khi hồ sơ được gửi về Trung tâm LĐNN thì chúng tôi cùng với Cục Quản lý LĐNN tiến hành kiểm tra hồ sơ và nhập dữ liệu thông tin cá nhân của người lao động vào máy tính, sau đó chúng tôi gửi sang phía Hàn Quốc để Cơ quan Phát triển nỗ lực của Hàn Quốc là đối tác của chúng tôi, là cơ quan đầu mối tiếp nhận người lao động nước ngoài, giới thiệu cho các chủ sử dụng lựa chọn.
Qua hơn 7 năm thực hiện chương trình này, có thể nói tỷ lệ lao động của chúng ta được lựa chọn là rất đông, khoảng 80%, và chính tỷ lệ này là cái mà các đối tượng cò mồi lợi dụng lừa để thu tiền của người lao động.
- Ngoài việc có thể lừa lao động bằng việc ném đáp án để lao động trúng tuyển, theo ông, các đối tượng lợi dụng chương trình còn có thể vin vào những “kẽ hở” nào của chương trình để trục lợi?
Theo qui định, sau khi hồ sơ được gửi về Trung tâm LĐNN thì chúng tôi cùng với Cục Quản lý LĐNN tiến hành kiểm tra hồ sơ và nhập dữ liệu thông tin cá nhân của người lao động vào máy tính, sau đó chúng tôi gửi sang phía Hàn Quốc để Cơ quan Phát triển nỗ lực của Hàn Quốc là đối tác của chúng tôi, là cơ quan đầu mối tiếp nhận người lao động nước ngoài, giới thiệu cho các chủ sử dụng lựa chọn.
Qua hơn 7 năm thực hiện chương trình này, có thể nói tỷ lệ lao động của chúng ta được lựa chọn là rất đông, khoảng 80%, và chính tỷ lệ này là cái mà các đối tượng cò mồi lợi dụng lừa để thu tiền của người lao động.
Cứ 10 người lao động, cò mồi có thể thu tiền của 8 người, chỉ phải trả lại tiền cho 2 người. Thế nên những người lao động cả tin, thiếu thông tin chính thống từ cơ quan chức năng sẽ dễ là nạn nhân bị lừa đảo.
Nếu không nhờ báo chí phản ánh phanh phui sự việc thì đến thời điểm này, lao động Cường khó có thể lấy lại được số tiền 2.000 USD nộp cho một cán bộ thuộc Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định. |
Chúng tôi mong người lao động thấu hiểu nguyên tắc lựa chọn người lao động một cách ngẫu nhiên của chủ Hàn Quốc. Nguyên tắc này không một ai có thể tác động.
- Nhưng, thực tế người lao động vẫn bị các đường dây lừa XKLĐ dọa dẫm không chuyển lịch bay hay thông báo được chủ sử dụng chọn, thậm chí là hủy kết quả trúng tuyển của lao động?
Đúng là có một số trường hợp chúng tôi gửi về cho người lao động nhưng không đến tay họ vì có khi địa chỉ liên lạc trên hồ sơ lại chính là địa chỉ của những đối tượng “cò”.
Cũng phải nói thật là các đối tượng chủ tâm lợi dụng chương trình và lừa đảo lao động thì họ nghĩ ra mọi cách. Chúng tôi phát hiện ra chiêu thức nào thì lại tìm cách khắc phục dần để ngăn ngừa.
Cá biệt có lao động xuất cảnh, và đến giờ xuất cảnh rồi mà lao động vẫn chưa nhận được cái thông tin về việc xuất cảnh, những trường hợp như vậy thông thường là rơi vào chuyện “cò” đang còn đòi tiền người lao động.
Cụ thể, có trường hợp tôi phải xửa lý ngay ở sân bay. Người lao động lên đến sân bay thì bị các đối tượng cò bao vây ở sân bay, thậm chí có trường hợp “cò” mặc cảnh phục và nói cần giữ trường hợp này lại (người lao động) vì gây tai nạn giao thông.
Với trường hợp này chúng tôi phải kiên quyết làm việc, nếu gây tai nạn giao thông thì đề nghị xuất trình biên bản về việc gây tai nạn giao thông chúng tôi mới cho giữ người, nhưng họ không trình được giấy tờ nên chúng tôi vẫn để lao động lên máy bay.
- Xin cám ơn ông!
Nhóm PV (Thực hiện)
- Xin cám ơn ông!
Nhóm PV (Thực hiện)
.
No comments:
Post a Comment