Ngày 8-7, Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã họp phiên toàn thể về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam ra nước ngoài.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đàm Hữu Đắc, công tác xuất khẩu lao động có 6 vấn đề đáng chú ý: số lượng lao động đưa đi tuy tăng hàng năm nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân, đặc biệt là nhu cầu được đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao; công tác chỉ đạo triển khai đối với thị trường mới còn nhiều bất cập; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu còn thấp; nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động chưa mạnh; hiệu quả hoạt động của các Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động ở nhiều địa phương còn hạn chế; chưa đề xuất được với Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư cho xuất khẩu lao động.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra để khắc phục tình trạng này. Theo ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, hiện chúng ta chỉ mới thuần túy là đưa lao động giản đơn ra nước ngoài, chưa thể tạo ra thương hiệu lao động Việt Nam. Cần chú trọng vấn đề đào tạo để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động ở những thị trường mới.
Nhiều giải pháp đã được đưa ra để khắc phục tình trạng này. Theo ĐB Nguyễn Thị Bạch Mai, hiện chúng ta chỉ mới thuần túy là đưa lao động giản đơn ra nước ngoài, chưa thể tạo ra thương hiệu lao động Việt Nam. Cần chú trọng vấn đề đào tạo để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao động ở những thị trường mới.
ĐBQH Nguyễn Hữu Phước đề xuất xem lại các ưu đãi của nhà nước với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Còn ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắc Nông) thì đề nghị: "Chính phủ chi 8.000 tỷ đồng/năm để đào tạo nông dân. Theo tôi chỉ nên tập trung dạy nghề và ngoại ngữ cho 3 nhóm: để làm việc trong các KCN; để làm việc trong các khu nông nghiệp công nghệ cao và để đi XKLĐ. Có như vậy chất lượng LĐ mới nâng lên. Không đào tạo tràn lan, đào tạo cho có, cho đủ số lượng…".
Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đàm Hữu Đắc cho rằng, để đạt mục tiêu 2010 đưa 100.000 LĐ đi XKLĐ thì công tác tuyên truyền phải hiệu quả. Bằng chứng là tại Hải Dương, Tuyên Quang khi có Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh "xắn tay" vào công tác này, hàng ngàn LĐ nghèo đã được "đổi đời".
Để nâng chất lượng LĐ Việt Nam, Bộ LĐ-TBXH đề xuất Chính phủ đầu tư 3 trung tâm đào tạo nghề dành cho XKLĐ tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam (để đào tạo nghề đặc thù, nghề mà các nước có nhu cầu, ngoại ngữ…), tăng cường cán bộ làm công tác lao động tại các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Để nâng chất lượng LĐ Việt Nam, Bộ LĐ-TBXH đề xuất Chính phủ đầu tư 3 trung tâm đào tạo nghề dành cho XKLĐ tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam (để đào tạo nghề đặc thù, nghề mà các nước có nhu cầu, ngoại ngữ…), tăng cường cán bộ làm công tác lao động tại các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, đang kiến nghị ngân hàng cho "vay đủ chi phí" đi XKLĐ vì nếu đi Malaysia thì 20 triệu đồng là đủ, nhưng một số thị trường khác phải có khoảng 30 triệu đồng, riêng thị trường Nhật Bản đến khoảng 50 triệu đồng. Tất nhiên "vay đủ chi phí" là chi phí có trong hợp đồng, rõ ràng.
Còn với diện không thuộc hộ nghèo, không nằm trong diện chính sách thì có thể vay ở Ngân hàng NN-PTNN. Ở 61 huyện nghèo, LĐ nghèo còn được hỗ trợ ăn, ở, tiền đào tạo, học phí, tiền tàu xe, thủ tục, chi phí … và vay ưu đãi với lãi suất bằng 1/2 lãi suất hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Son, để mở rộng thị trường lao động mới, cần đưa vấn đề hợp tác tiếp nhận và sử dụng lao động thành một trong những nội dung chính thức của các cuộc gặp cấp cao, các chuyến thăm quốc tế của lãnh đạo Quốc hội.
MINH ANH (Nguồn Sài Gòn Giải Phóng Online)
No comments:
Post a Comment